Nấm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm, dược liệu. Nấm có nhiều lợi ích và tốt cho sức khỏe của con người, tuy nhiên ta cũng cần hiểu rõ vai trò, thành phần và sự phân loại nấm trong tự nhiên để đem lại hiệu quả mong muốn và tốt nhất.
Nấm ăn được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm, sử dụng trong nhiều món ăn, ở nhiều nền ẩm thực khác nhau. Nấm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có độ đạm cao, đầy đủ các acid amin thiết yếu, ít chất béo và là những acid béo chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó nấm còn có giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất và các vitamin, chứa nhiều vitamin nhóm B và C. Dù nấm không phải là nguồn vitamin D đáng kể, nhưng hàm lượng vitamin D có thể tăng lên khi được phơi với ánh sáng (nhất là tia cực tím) dù điều này làm thẫm lớp vỏ của chúng. Nấm cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng như: Sắt, Selen, Natri, Kali, Magie và Photpho. Trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học nên góp phần ngăn ngừa và điệu trị bệnh cho con người, hầu như các loài nấm ăn đều có tác dụng phòng ngừa chống u bướu, có dược tính rất mạnh với các căn bệnh nan y hiện nay như viêm gan, ung thư, HIV...
Bên cạnh đó thành phần dinh dưỡng trong nấm ăn đem lại cho cơ thể nhiều lợi ích thiết yếu, giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho con người. Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng trong nấm nói chung và trong nấm ăn nói riêng bao gồm:
- Khoáng chất và sinh tố: Sắt, Salen, Đồng, Beta-Glucans, Natri, Kali, Photpho, Canxi
- Chất đạm
- Chất béo
- Chất xơ
- Giá trị năng lượng
Vì vậy sử dụng các chế phẩm được tách chiết từ nấm sẽ giúp con người khỏe mạnh và phòng chống được nhiều căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm như cao huyết áp. Các loài nấm thông dụng được biết đến nhiều như: Nấm Rơm, Nấm Bào Ngư, Nấm Mỡ (Nấm Bún), Nấm Mèo, Nấm Linh Chi, Nấm Đông Cô, Nấm Kim Châm, Nấm Lim, Nấm Thượng Hoàng, Nấm Hầm Thủ,…